CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Top 5 doanh nghiệp lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay

5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mới nhất được tổng hợp và các thông tin quy định về doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nội tại và cả bên ngoài. Nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội nếu bạn biết cách nắm bắt để phát triển.

Khái niệm và quy định doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp được hiểu là một dạng tổ chức kinh doanh có các hoạt động kinh doanh như: mua bán, trao đổi hàng hóa, giao dịch,.. Doanh nghiệp yêu cầu có tên riêng, có các tài sản và trụ sở hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động khi được đăng ký theo đúng quy định pháp luật và được sự cho phép hoạt động. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn khác nhau của quá trình đầu tư. Từ việc sản xuất sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ với mục đích chính là sinh lợi nhuận. Mục đích cao nhất của một doanh nghiệp khi hoạt động chính là đem lại lợi nhuận cho phía chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích phi lợi nhuận.
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Phân loại doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Căn cứ theo hình thức pháp lý thì có thể phân loại doanh nghiệp như sau:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Doanh nghiệp cổ phần,
  • Doanh nghiệp Nhà nước,
  • Doanh nghiệp tư nhân,
  • Doanh nghiệp hợp danh

Thành công và thách thức khi thành lập doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam khi thành lập phải đối mặt với các thách thức và cơ hội khác nhau.

Thách thức khi các doanh nghiệp Việt Nam thành lập

Khó khăn nội tại:

Khó khăn về vốn và các cơ sở vật chất: nền kinh tế bất ổn cùng giá trị bất động sản thay đổi nên doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn hay xin cấp vốn. Khi đầu tư cơ sở vật chất cần cẩn trọng tránh lãng phí khi thành lập doanh nghiệp. Khó khăn về nguồn nhân lực doanh nghiệp: Khi ở nước ta nguồn lao động tay nghề cao, kỹ thuật tốt còn thấp và muốn có lao động chuyên môn cao thì tương ứng mức lương phải cao. Khó khăn về khâu quản lý : chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên quản lý phải có trình độ, kỹ năng và chuyên môn cao để xây dựng cơ cấu tổ chức tốt nhằm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Thiếu các bài học kinh nghiệm qua sự trải nghiệm thực tế và đúc kết. Khó khăn về ý tưởng khả thi để biến thành hiện thực và kiến thức cũng như kế hoạch kinh doanh để hoàn thiện sản phẩm. Khi chuẩn bị cho mình một ý tưởng kinh doanh có tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ là tiền đề để thành công. Tạo ra và xác định phương hướng để tiến tới thành công đầu tiên về ý tưởng. Việc chuẩn bị ý tưởng ban đầu cũng là cách để xem xét kỹ lưỡng về mức độ khả thi, đánh giá những yếu tố liên quan có thể tác động đến quá trình thực hiện kinh doanh sau này.

Khó khăn và thách thức từ bên ngoài:

Sự thiếu tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng xã hội, cộng đồng các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Ngoài ra việc xuất phát sau thành lập doanh nghiệp muộn hơn sẽ khó chen chân trong khi thị trường đang bão hòa hay các đơn vị khác đã có danh tiếng và chỗ đứng.
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Cơ hội khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam:

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp sẽ được bảo đảm, hệ thống pháp luật và thể chế thị trường xác lập và tôn trọng đầy đủ quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam. Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cải cách mới cho môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp có thể phát triển hơn. Cùng với đó là các chính sách được nhà nước đưa ra như: Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP, Nghị quyết số 58/NQ-CP, chính sách khuyến khích đầu tư cho DNKN,…sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần khởi nghiệp của các người dân và doanh nghiệp.

Giới thiệu 5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn và nổi bật trong từng ngành nghề, lĩnh vực. Dưới đây là 5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
  • Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
  • Tập đoàn Dầu trí Việt Nam -Petro Vietnam,
  • Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam -Petrolimex,
  • Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn
  • Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
5 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Giới thiệu 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm 2023 nên tham khảo:
  • Công ty CP tập đoàn Hòa Phát
  • Tập đoàn Vingroup- công ty CP
  • Công ty CP đầu tư thế giới di động
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  • Công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
Trên đây là nội dung về 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mà Sen Việt đã tổng hợp. Nếu còn vướng mắc hay cần hỗ trợ thêm pháp lý, dịch vụ thành lập doanh nghiệp khác bạn vui lòng liên hệ trực tuyến chúng tôi qua tổng đài điện thoại để được hỗ trợ và giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng quý khách trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp!

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X