CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Chi tiết 4 giai đoạn của doanh nghiệp sau khi được thành lập

Giai đoạn trưởng thành doanh nghiệp

Trong bài này chúng tôi giới thiệu chi tiết về 4 giai đoạn của doanh nghiệp từ khi thành lập ban đầu cho đến khi trở thành doanh nghiệp thành công có tên tuổi hoặc bị suy thoái. Việc tìm hiểu các giai đoạn này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ hội xen lẫn các rủi ro, thách thức mà doanh nghiệp mình phải đối mặt.

4 giai đoạn của doanh nghiệp sau khi thành lập bao gồm những gì?

Giai đoạn khởi nghiệp

Đặc điểm từng giai đoạn

Với bất kỳ quá trình phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào cũng phải trải qua các bước như sau đầu tiên là: đặt nền móng sơ khai là giai đoạn xây dựng khi nó mới được thành lập và bắt đầu hoạt động.

Giai đoạn xây dựng hầu hết ở doanh nghiệp là nắm bắt về thị trường, việc quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ. Được xác định rõ mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm nguồn vốn, sự tạo dựng thương hiệu có tên tuổi, tạo dựng thị trường, biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

4 giai đoạn của doanh nghiệp
4 giai đoạn của doanh nghiệp

Các khó khăn thách thức

Giai đoạn xây dựng doanh nghiệp là một trong những giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, rủi ro về thị trường mới mẻ, rủi ro về nguồn vốn và nguồn nhân lực.

Hướng các việc doanh nghiệp phải thực hiện, xử lý

Bất kỳ một doanh nghiệp nào ở giai đoạn xây dựng cần chú trọng đến các yếu tố sau đây: Nguồn vốn, chính sách văn hóa công ty, tài sản, nhân viên và quy trình hoạt động, bộ máy tổ chức.

Giai đoạn Startup đòi hỏi nhà quản trị phải có một kiểu nhìn tổng thể nhanh nhẹn và sự nhạy bén với thị trường. Những yếu tố tác động bên ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu không có đường lối đúng đắn.

Thành công trong giai đoạn xây dựng sẽ là tiền đề cho các bước tiếp theo phát triển của doanh nghiệp.

Giai đoạn phát triển bùng nổ

Đặc điểm giai đoạn

Giai đoạn phát triển tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, bên cạnh đó đồng thời có những thách thức khó lường trước được.

Sau khi đã hoạt động một thời gian thì doanh nghiệp sẽ có lượng khách hàng đầu tiên và doanh nghiệp tiến vào giai đoạn tăng trưởng. Trong thời điểm này, nó tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường dịch vụ quảng cáo và marketing để thu hút khách hàng mới để tăng doanh số bán hàng.

4 giai đoạn của doanh nghiệp
4 giai đoạn của doanh nghiệp

Các khó khăn thách thức

Sự tăng trưởng nhanh về doanh số bán hàng, tăng trưởng về số lượng khách hàng cũng như quy mô doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhà quản trị phải được xử lý mọi tình huống.

Hướng các việc doanh nghiệp phải thực hiện, xử lý

Những điều doanh nghiệp cần:

  • Đặt ra mục tiêu cụ thể ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh sản xuất.
  • Xây dựng được chiến lược phát triển của doanh nghiệp
  • Duy trì được nguồn vốn
  • Phải xây dựng chính sách, văn hóa công ty tốt nhằm duy trì đội ngũ nhân viên, tạo được động lực lao động, nhằm giúp nhân viên gắn bó lâu dài hơn với công ty.
  • Đảm bảo được lượng khách hàng, giảm thiểu  về các mặt rủi ro trong kinh doanh vì tăng trưởng càng cao thì rủi ro càng lớn. Một rủi ro nhỏ đã làm mất đi 1 số lượng khách hàng lớn.

Giai đoạn trưởng thành

Đặc điểm giai đoạn

Quá trình phát triển của một doanh nghiệp thành công thì không thể thiếu giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này những va chạm trong thị trường, các mặt rủi ro trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đều đã tự tin xử lý, có biện pháp tự xử lý kịp thời.

Trưởng thành của một doanh nghiệp là trở thành một thương hiệu mạnh có địa thế, có chỗ đứng trên thị trường và có lợi nhuận ổn định. Trong giai đoạn này, nó định hình lại chiến lược kinh doanh của đơn vị, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm/dịch vụ và tạo dựng hình ảnh thương hiệu.

Với 4 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì giai đoạn trưởng thành được đánh giá là giai đoạn ổn định nhất của một doanh nghiệp. Bởi ai cũng mong muốn kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp nhưng để đạt được đến giai đoạn trưởng thành đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chính sách cấu thành, thử nghiệm và kinh nghiệm tạo dựng.

Giai đoạn trưởng thành doanh nghiệp
Giai đoạn trưởng thành doanh nghiệp

Các khó khăn thách thức

Cần liên tục mở rộng thị trường và có phương châm, bí quyết giữ được khách hàng

Hướng các việc doanh nghiệp phải thực hiện, xử lý:

Tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành rồi doanh nghiệp vẫn có những chiến lược, quyết sách mới nhằm mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp và giữ chân được khách hàng. Họ nên đầu tư vào các hoạt động quảng bá, marketing hơn nữa.

Cần chăm lo cho đời sống nhân viên một cách tốt nhất. Vì dù trải qua bao khó khăn thì đội ngũ nhân viên trung thành vẫn luôn ổn định và sát cánh bên doanh nghiệp.

Giai đoạn sau trưởng thành

Đặc điểm giai đoạn

Ở giai đoạn này ngoài sự bình ổn của các doanh nghiệp thì phải có những doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy thoái – phát triển chậm.

Bất kỳ sự ổn định nào cũng sẽ có sự trì trệ, kém nhạy bén. Thực tế quá trình phát triển của doanh nghiệp đã đạt được đến trưởng thành. Có dấu hiệu cho thấy sau khi trưởng thành doanh nghiệp bước vào tình trạng suy thoái phát triển chậm. Không đủ nhân lực để xử lý hay giải quyết công việc.

Các khó khăn thách thức

Sau khi đã đạt được sự trưởng thành, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều thách thức. Ví dụ như sự cạnh tranh gay gắt, thay đổi trong môi trường kinh doanh và sự xuất hiện của các công ty mới.

Giai đoạn sau trưởng thành
Giai đoạn sau trưởng thành

Hướng các việc doanh nghiệp phải thực hiện, xử lý:

Trong giai đoạn này nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đứng trước hai bước tiến: Là bán lại doanh nghiệp hoặc là tái đầu tư. Việc bán lại doanh nghiệp nhằm giảm đi rủi ro về vốn, hạn chế được việc giảm giá trị của doanh nghiệp. Còn việc tái đầu tư là việc doanh nghiệp cần phải đưa ra những đường lối, chiến lược đổi mới. Cần thúc đẩy sự sáng tạo, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để duy trì hoặc mở rộng sự có mặt tồn tại trên thị trường.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần lưu ý. Cho dù doanh nghiệp của bạn ở giai đoạn nào đi nữa thì việc cần nắm rõ vị trí của doanh nghiệp mình đang đứng sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra những chiến lược và chính sách hợp lý để đạt mục tiêu thành công phát triển. Bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào hoạt động, cũng đều muốn hướng tới sự ổn định và phát triển dài lâu.

Hi vọng rằng bài viết giúp ích cho các nhà quản trị trong tương lai. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thông tin hay cần hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế hay các dịch vụ doanh nghiệp vui lòng liên hệ Sen Việt để được giải đáp. Xin c

 

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X