CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Ai được thành lập doanh nghiệp tư nhân và những điều cần biết

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Những ai được thành lập doanh nghiệp tư nhân và đối tượng nào không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu chi tiết đến quý bạn đọc khái niệm về doanh nghiệp tư nhân là gì, cũng như đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân và quyết định quản lý doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định đưa ra tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là kiểu hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và họ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân hiện nay chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời vừa là chủ hộ kinh doanh vừa là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được góp vốn thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Ai có quyền được thành lập doanh nghiệp tư nhân

Đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp

Các cá nhân và tổ chức được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân khi đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Hiện tại cá nhân và tổ chức đó đang kinh doanh ngành nghề thuộc các lĩnh vực được nhà nước cho phép kinh doanh.
  • Tên của đơn vị doanh nghiệp tư nhân phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.
  • Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ và đúng quy định pháp luật.
  • Mỗi cá nhân hiện nay chỉ được phép thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh hay chủ hộ kinh doanh.

Như vậy các cá nhân hay tổ chức đáp ứng được đúng quy định pháp luật thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Quyền được thành lập doanh nghiệp tư nhân
Quyền được thành lập doanh nghiệp tư nhân

Đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp

Các đối tượng sau không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  • Các cơ quan nhà nước hay đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện tại đang sử dụng tài sản nhà nước để mở doanh nghiệp tư nhân phục vụ mục đích thu lợi riêng cho đơn vị hay cơ quan của mình.
  • Các cán bộ hay công chức theo quy định pháp luật.
  • Hạ sĩ quan, sĩ quan, công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp hiện đang làm việc trong những cơ quan hay đơn vị trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan hiện tại làm việc trong các cơ quan hay đơn vị trực thuộc công an nhân dân Việt Nam.
  • Các cán bộ lãnh đạo hay quản lý nghiệp vụ làm việc trong doanh nghiệp có 100% vốn từ nhà nước chỉ trừ các trường hợp theo quy định.
  • Cá nhân chưa thành niên hay bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Cá nhân đang bị phạt tù hay hiện tại đang bị cấm hành nghề kinh doanh.
  • Và một số trường hợp khác theo quy định pháp luật mới nhất.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải trực tiếp quản lý doanh nghiệp không?

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 về quản lý doanh nghiệp tư nhân thì:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền để quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp tư nhân đó, việc sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế cho nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác để làm Giám đốc/ Tổng giám đốc để quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh. Ở trường hợp này, người chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn sẽ chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân quy định là người đại diện theo pháp luật, tức là đại diện cho doanh nghiệp tư nhân đó với tư cách người giải quyết mọi sự việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi hay nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho bên doanh nghiệp tư nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định được nêu trên đây, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê một người khác để làm Giám đốc doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc để quản lý cũng như điều hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp tư nhân.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Kết luận

Qua bài viết chia sẻ này quý bạn đọc đã biết những ai được thành lập doanh nghiệp tư nhân và đối tượng nào không được phép thành lập doanh nghiệp rồi đúng không nào? Nếu bạn cần tư vấn thành lập doanh nghiệp hay các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp vui lòng liên hệ công ty Sen Việt để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn tạo lập doanh nghiệp một cách tận tình.

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X