Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?
Nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả nguồn tài sản, các năng lực, quy trình tổ chức, những thuộc tính, các thông tin kiến thức,.v..v… mà doanh nghiệp hiện tại đang sở hữu và có thể khai thác được, tạo dựng ra để phục vụ cho các hoạt động và chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.6 nguồn lực của doanh nghiệp
6 nguồn lực của doanh nghiệp vô cùng quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần biết và chú trọng phát triển để đảm bảo đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.Nguồn lực tài chính
Tài chính là nguồn lực quan trọng nhất không thể thiếu đối với bất cứ đơn vị doanh nghiệp nào. Chỉ khi có nguồn vốn dồi dào và sử dụng vốn hợp lý thì mới phát triển sản phẩm và các hoạt động hiệu quả để mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.Nguồn lực con người
Nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý đầu chính là con người. Hãy đầu tư vào nguồn nhân lực phân bổ hợp lý cho từng bộ phận, mỗi nhân viên đảm nhận chức năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì chắc chắn sẽ biết cách để sử dụng các nguồn lực khác.Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất chính là các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các trang thiết bị máy móc và hiện tại thì sẽ tạo được hiệu suất tạo ra càng cao và giảm bớt sức lao động của con người.Nguồn lực thương hiệu
Nhận thức của các đối tác và khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp và các sản phẩm của mình là một lợi thế lớn. Giúp mở rộng thị trường và các vấn đề tiêu thụ sản phẩm sẽ được giải quyết.Nguồn lực quan hệ
Nguồn lực xã hội tồn tại trong những mối quan hệ giữa cá nhân, doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Với mạng lưới quan hệ thì các chủ thể sẽ nhận được lợi ích, huy động các nguồn lực khác dễ dàng hơn và tạo ra nguồn lực con người. Từ đó xây dựng được niềm tin với đối tác và khách hàng, tăng cường cơ hội hợp tác, phát triển và hội nhập.Nguồn lực tri thức
Nguồn lực tri thức, trí tuệ là nguồn lực của cộng đồng người bao gồm một số lượng cá nhân doanh nghiệp nhất định. Đây là nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân sẽ tự giải quyết và hoàn thành tốt công việc của mình, đồng hành cùng nhau, góp ý và đưa ra các kiến nghị, phương án xử lý mọi tình huống. Riêng với người lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp phải được có kỹ năng lãnh đạo tốt và tầm nhìn chiến lược để doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao trên thị trường.Vai trò quan trọng của 6 nguồn lực của doanh nghiệp đối với sự phát triển
Mỗi nguồn lực là lực lượng quan trọng quyết định rất lớn vào vấn đề doanh nghiệp có phát triển hay không. Do đó, để đơn vị công ty có thể hoạt động hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp. Hiện nay đang giai đoạn kinh tế thị trường nên Việt Nam đang thực hiện các chính sách thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển kinh doanh, từ đó thúc đẩy cả nền kinh tế quốc dân vừa để hội nhập lại vừa có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh của mình thì mỗi tổ chức cần có những nguồn lực sẵn sàng để làm bàn đạp cho phát triển doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp tăng trưởng bền vững yêu cầu người lãnh đạo cần phải làm chủ các nguồn nội lực sẵn có và kết hợp thêm các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy nhanh và bền vững sự phát triển các hoạt động doanh nghiệp.Cách tối ưu hóa và bổ sung nguồn lực của doanh nghiệp
Phân bổ nguồn lực hợp lý
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của nguồn lực doanh nghiệp thì cần có cách để phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả.- Chiến lược phát triển của mỗi tổ chức doanh nghiệp là khác nhau, không rập khuôn và việc phân bổ nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác cũng phải dựa trên chiến lược được đưa ra.
- Việc phân bổ các nguồn lực như thế nào cũng cần dựa trên các hoạt động sản xuất liên quan đến lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các kế hoạch ngắn hạn đưa ra có thể có tác động một cách tích cực đến kết quả dài hạn. Vì vậy, trước khi phân bổ nguồn lực thì cần xác định và tập trung đưa ra được một phương án hoàn chỉnh.
- Cần tiến hành đánh giá được toàn diện nguồn nhân lực của đơn vị doanh nghiệp mình nhằm phân bổ các nguồn lực khác một cách chính xác và hợp lý.
- Đảm bảo nguồn nhân lực được sắp xếp và hoạt động tốt trong mọi hoạt động doanh nghiệp.
- Luân chuyển về nguồn lực theo kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để người lao động hay các nguồn lực có thể phát huy hết khả năng của mình đem lại giá trị cho doanh nghiệp.