CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

9 thành tố của mô hình kinh doanh hiện nay bao gồm những gì?

Mô hình kinh doanh

9 thành tố của mô hình kinh doanh, lợi ích khi xây dựng mô hình kinh doanh chính xác, hiệu quả để bạn có thể tạo lập nền móng. Vẽ nên con đường ngắn nhất đi tới thành công cho doanh nghiệp của mình.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được hiểu đơn giản là một bản thiết kế trình bày chi tiết về cách doanh nghiệp hoạt động, tạo ra được giá trị và thu hút lợi nhuận. Đây là một phần quan trọng mà bất kỳ đơn vị doanh nghiệp nào gồm cả những doanh nghiệp lớn và những công ty mới khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh rõ cách mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để tạo ra sản phẩm/dịch vụ để cung cấp cho khách hàng của mình nhằm kiếm được tiền và lợi nhuận từ việc này.

Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Hiện nay đang tồn tại 8 mô hình kinh doanh phổ biến bao gồm:

  • Kinh doanh nhà sản xuất
  • Mô hình nhà phân phối
  • Mô hình bán lẻ
  • Nhượng quyền thương mại
  • Mô hình kinh doanh online
  • Mô hình tiếp thị liên quan đến quảng cáo
  • Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
  • Mô hình kinh doanh Agency

Lợi ích của việc sử dụng mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là một bản thiết kế chi tiết về các doanh nghiệp hoạt động, tạo ra giá trị lợi nhuận. Do đó, việc xây dựng được một mô hình hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng:

  • Đảm bảo mọi người trong tổ chức được hiểu rõ được nhiệm vụ và đóng góp vào mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
  • Thu hút đầu tư quan tâm đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận hay không, từ đó quyết định xem liệu họ nên đầu tư hay không.
  • Giúp doanh nghiệp thích nghi thị trường và tận dụng các cơ hội mới, đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro từ những thách thức doanh nghiệp không mong muốn.

Giới thiệu 9 thành tố của mô hình kinh doanh

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng là: các nhóm người/tổ chức mà đơn vị doanh nghiệp nhắm đến để phục vụ. Ai là những khách hàng được đánh giá quan trọng và sẽ đem lại nhiều giá trị nhất cho công ty?

  • Thị trường ngách: Phân khúc khách hàng hướng tới dựa trên nhu cầu đặc biệt của khách hàng nào phù hợp với những sản phẩm hàng xa xỉ
  • Thị trường hỗn hợp: Phân khúc các khách hàng phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra giá trị chung
  • Thị trường đại chúng: Không có phân khúc khách hàng cụ thể, tập trung hầu hết các đối tượng khách hàng khác nhau lại và thường phù hợp với những sản phẩm sử dụng hàng ngày

Tuỳ thuộc vào định hướng phát triển của mỗi đối tượng doanh nghiệp mà sự lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp. Định vị phân khúc khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tập trung vào đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều giá trị doanh thu nhất cho doanh nghiệp mình. Từ đó sẽ hiểu được những mong muốn cũng như các nhu cầu bên trong của khách hàng và từ đó có các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả.

Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh

Giá trị cung cấp

Yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh, khách hàng sẽ được lựa chọn sản phẩm dịch vụ của bạn thay với đối thủ. Giá trị cung cấp đưa ra không chỉ đến từ chất lượng các sản phẩm dịch vụ, mà còn là trải nghiệm của khách hàng trước đã mua trước đó, trong và sau quá trình mua hàng.

Để đạt được giải pháp mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, đơn vị doanh nghiệp cần nghiên cứu, cải tiến quy trình, công thức sản phẩm và nâng cấp chúng lên để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Kênh truyền thông và phân phối

Mọi doanh nghiệp đều cần chú trọng đến các kênh truyền thông và kênh phân phối để mở rộng việc tiếp cận, đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình đến tay người tiêu dùng:

  • Về kênh truyền thông sẽ có kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, truyền thông trực tiếp là giới thiệu trực tiếp các sản phẩm đến khách hàng thông qua nhân viên tư vấn, các hội chợ, triển lãm, những lời giới thiệu truyền miệng từ bạn bè, người thân, … Ngược lại, kênh truyền thông gián tiếp sẽ thường xuất hiện dưới dạng như ấn phẩm (báo chí, tờ rơi), các phương tiện trưng bày (pano, áp phích, bảng hiệu, …) hay là các thông tin trên mạng xã hội, Website, kênh truyền hình, …
  • Đối với các kênh phân phối, các kênh chính thường gồm: phân phối sản phẩm trực tiếp (cửa hàng, đội bán hàng trực tiếp, …), phân phối hàng gián tiếp (qua đại lý bán lẻ, trung gian…). Tiêu chí để lựa chọn các kênh phân phối là chọn kênh nào tốn ít chi phí nhất và nhanh gọn nhưng hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng nhiều kênh phân phối chung với nhau để đảm bảo hiệu quả

Quan hệ khách hàng

Hoạt động xây dựng mối quan hệ khách hàng bao gồm:

  • Hỗ trợ cá nhân: hình thức tương tác giữa nhân viên với khách hàng, hỗ trợ tư vấn chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua. Hình thức này phổ biến ở các lĩnh vực như bảo hiểm, tuyển sinh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ có giá trị cao.
  • Cộng đồng: Tạo cộng đồng cho phép khách hàng có thể giao tiếp với doanh nghiệp thông qua các mạng xã hội.
  • Tự phục vụ: Là sự tương tác gián tiếp giữa đơn vị doanh nghiệp và khách hàng thông qua việc sử dụng công cụ trả lời tự động.

Dòng doanh thu

Dòng doanh thu là: nguồn tiền thu lại được từ khách hàng khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp đem lại các giá trị cho khách hàng. Vì là tài chính nên được tất cả doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động cốt lõi để duy trì hoạt động doanh nghiệp với bất cứ mô hình kinh doanh nào.

Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh

Dòng doanh thu này có thể đến từ:

  • Bán sản phẩm, dịch vụ
  • Phí quảng cáo
  • Phí cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ
  • Phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Phí cho thuê, cho vay, thế chấp sản phẩm, dịch vụ
  • Phí môi giới

Nguồn lực chính

Nguồn lực là yếu tố quan trọng nhất để mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được thành công. Hãy xác định những nguồn lực nào có thể tạo ra hàng hóa , giá trị. Và những nguồn lực nào dùng để thiết lập các kênh phân phối, duy trì quan hệ khách hàng và tạo nguồn doanh thu.

Nhớ rằng nguồn lực không chỉ là các yếu tố vật lý, hữu hình (tiền bạc, các máy móc, thiết bị, con người) mà còn là các nguồn lực vô hình (thương hiệu, các mối quan hệ, hệ thống phân phối …) Đừng nên tham lam khi chiếm giữ muốn dùng tất cả các nguồn lực mà “liệu cơm gắp mắm” bằng cách chọn thuê ngoài hoặc mua.

Hoạt động chính

Hoạt động chính, chủ chốt là những công việc đánh giá là quan trọng, thiết yếu mà doanh nghiệp phải làm để có thể vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Đối tác chính

Đối tác chính là tập hợp tất cả các bên liên quan bao gồm các nhà cung cấp, các nhà phân phối và đối tác về truyền thông quảng cáo, các luật sư, … mà đơn vị tương tác nhằm góp tạo ra giá trị mang đến cho khách hàng. Nhờ đó mô hình kinh doanh của bạn có thể vận hành một cách tốt nhất, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối tác trong kinh doanh
Đối tác trong kinh doanh

Cấu trúc chi phí

Cấu trúc chi phí là yếu tố cực kỳ quan trọng trong 9 yếu tố trong kinh doanh, nó được hiểu đơn giản là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng bỏ ra để tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Từ đó có thể đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá doanh nghiệp của mình đang hoạt động tốt hay không.

Cấu trúc chi phí bao gồm chi phí cố định (tiền lương nhân viên, thuê mặt bằng, chi phí sản xuất, …), các khoản chi phí biến đổi (tiền điện nước, tiền thưởng nhân viên, các chi phí quảng cáo, truyền thông, …).

Kết luận

Trên đây là 9 thành tố của mô hình kinh doanh quan trọng mà chúng ta cần phải biết khi muốn thành lập và duy trì hoạt động doanh nghiệp, ổn định, phát triển. Khi đã hiểu rõ các yếu tố này thì bạn sẽ biết cách xây dựng cho đơn vị mình một mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về cách xây dựng mô hình kinh doanh, hỗ trợ dịch vụ doanh nghiệp hay mở công ty vui lòng gọi cho Sen Việt để được tư vấn chi tiết.

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X