CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Hướng dẫn 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả

9 bước lập kế hoạch kinh doanh
Hướng dẫn chi tiết 9 bước lập kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp có thể phát triển đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như mong muốn. Giải đáp chi tiết kế hoạch kinh doanh là gì, khi lập kế hoạch cần chú ý gì?

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một bản kế hoạch với nội dung mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp dự kiến trong một khoảng thời gian. Nó sẽ đánh giá kết quả của việc kinh doanh và đưa ra những mục tiêu để hoàn thành và phát triển trong tương lai.

9 bước thành lập kế hoạch kinh doanh

Dưới đây là 9 bước thành lập kế hoạch kinh doanh quan trọng mà bạn có thể tham khảo:
9 bước lập kế hoạch kinh doanh
9 bước lập kế hoạch kinh doanh

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo

Tạo dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo là bước tiến quan trọng khi lập bảng kế hoạch kinh doanh tạo mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Với các ý tưởng kinh doanh độc đáo nhưng tiềm năng sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công khi kinh doanh của bạn lên rất nhiều.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu

Hãy đặt ra các mục tiêu cần đạt được là điểm cuối để tạo động lực cố gắng cũng như vạch đích cho ý tưởng của mình. Hãy liệt kê các mục tiêu một cách chi tiết để có thể lên được kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chính xác.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Chỉ khi bạn hiểu rõ mọi yếu tố của thị trường là nơi bạn phải đối đầu với hàng trăm kẻ địch khác thì mới hiểu biết được điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh cũng như những gì mà mình phải đạt được. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi bạn lập kế hoạch kinh doanh, hãy tìm hiểu về tệp khách hàng mục tiêu, hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh cũng như các đối thủ của mình. Đồng thời đó trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và liên quan nhất có thể.

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Lập ra biểu đồ SWOT là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về mình, thống kê lại xem thế mạnh của mình là gì đủ để cạnh tranh trên thị trường hay không, còn điểm yếu nào cần khắc phục. Nắm được các tiềm năng sẽ giúp bạn lập được kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, khả thi.
9 bước lập kế hoạch kinh doanh
9 bước lập kế hoạch kinh doanh

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Để thực hiện được ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của mình thì bạn cần những nhân viên có chuyên môn khác nhau để đồng hành tạo dựng nên một doanh nghiệp. Trong kế hoạch kinh doanh phải có hệ thống phân chia và phối hợp một cách hợp lý giữa các bộ phận để tạo ra hiệu quả hoạt động tốt nhất bằng cách xác lập mô hình kinh doanh phù hợp.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Lập kế hoạch marketing là một trong các bước quan trọng có thể quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ các sản phẩm hay dịch vụ của đơn vị bạn. Việc quảng bá và truyền thông thương hiệu sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng ngay từ lúc khởi nghiệp và các kế hoạch chiến lược dài hạn để mở rộng thị trường dễ dàng.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Khi việc kinh doanh ngày càng tốt thì yêu cầu bộ máy nhân viên phải tăng lên, yêu cầu phải có kế hoạch để quản lý nhân sự với hệ thống chuyên môn nhằm đào tạo, quản lý, hướng dẫn và phát triển các kỹ năng cho nhân viên của mình.

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Việc lập kế hoạch quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng khi quản lý dòng tiền để phân bổ một cách hợp lý cũng như kiểm soát chi tiêu của doanh nghiệp. Cần chi trả cho những khoản phí nào, vào thời gian nào, các khoản thu ra sao…đều nên được liệt kê và đưa ra một bản kế hoạch cụ thể.

Bước 9: Thực hiện kế hoạch

Sau khi bạn đã lập được kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và đầy đủ thì sẽ tiến tới bước thực hiện kế hoạch theo đúng mục tiêu từng bước đã đặt ra. Luôn đảm bảo rằng nếu có sự thay đổi thì bạn luôn giữ trụ được trước và xử lý tốt.

Tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh với doanh nghiệp

  • Khi bạn có kế hoạch kinh doanh tức là đã xác định được lộ trình chiến lược chính xác để đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Xác định trước những rào cản và cách thiết kế có các kế hoạch dự phòng từ trước giúp đảm bảo cho doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và phát triển thành công.
  • Trong kế hoạch kinh doanh là một bước mà bạn đã thực hiện việc phân tích thị trường qua đó đánh giá cơ hội phát triển để xác định mục tiêu một cách chính xác, cũng như đánh giá khách quan các đối thủ của mình nhằm điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
  • Có kế hoạch tài chính và phân bổ nguồn lực doanh nghiệp một cách hợp lý
  • Tạo nên cơ hội để thu hút các nhà đầu tư tài trợ hay hợp tác cùng với doanh nghiệp của mình.
  • Đẩy mạnh hiệu quả vận hành và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh
  • Đánh giá được các rủi ro và có những biện pháp để giảm thiểu chúng.
  • Đảm bảo cho doanh nghiệp có được kế hoạch bên dưới lâu dài và thích nghi liên tục với môi trường cạnh tranh trên thị trường.
9 bước lập kế hoạch kinh doanh
9 bước lập kế hoạch kinh doanh

Một số lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh bạn cần biết

Để có được kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì bạn cần chú ý những lưu ý sau:
  • Dự tính phần lợi nhuận cũng như nguồn vốn chính xác tránh để ở mức quá cao.
  • Cần đưa ra được bạn kế hoạch tài chính và những chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh
  • Xác định cụ thể về mục tiêu kinh doanh, thị trường mình muốn hoạt động và đối thủ cạnh tranh
  • Đánh giá chính xác về các tiềm năng thị trường và khách hàng
  • Tránh vẽ ra viễn cảnh thị trường hay lập các kế hoạch kinh doanh quá lớn
Trên đây là 9 bước lập kế hoạch kinh doanh được hướng dẫn chi tiết mà bạn cần ghi nhớ khi bắt tay thực hiện. Hi vọng với cách chia sẻ trên đây cùng với lưu ý và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn có được phương án kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp hay dịch vụ thành lập công ty, kế toán vui lòng liên hệ Sen Việt để được tư vấn.

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X