CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Kế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen ViệtKế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen ViệtKế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
taxsenviet@gmail.com
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Công chức có được góp vốn để thành lập doanh nghiệp hay không?

Góp vốn cho doanh nghiệp

Công chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp, công ty hay không, được nhận hay chuyển nhượng vốn góp, mua cổ phần không? Căn cứ pháp lý nào liên quan đến công chức muốn thành lập hay góp vốn thành lập doanh nghiệp mà bạn cần biết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trả lời chi tiết để quý bạn đọc có được câu trả lời cho các vấn đề này.

Công chức là gì?

Để biết công chức là gì thì chúng ta sẽ căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và quy định Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

Công chức là các công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ hay các chức danh tương ứng với các vị trí việc làm trong:

  • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh hay cấp huyện;
  • Cơ quan hay đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng;
  • Cơ quan, các đơn vị thuộc Công an nhân dân mà người đó không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan đang phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an đang trong biên chế và hưởng lương của ngân sách nhà nước.
Công chức có được góp vốn để thành lập doanh nghiệp
Công chức có được góp vốn để thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý về thành lập doanh nghiệp liên quan đến công chức

Từ 01/01/2021 quy định về thành lập doanh nghiệp sẽ áp dụng điều 17 Luật doanh nghiệp 2020: Các đối tượng hiện nay không được đăng ký thành lập mở doanh nghiệp hay tham gia quản lý doanh nghiệp.

7 đối tượng hiện nay không được thành lập doanh nghiệp theo quy định Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp bao gồm:

  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
  7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Công chức có được góp vốn doanh nghiệp
Công chức có được góp vốn doanh nghiệp

Công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào quy định điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp thì công chức sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. Quy định tại Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 về những việc khác mà cán bộ, công chức không được làm và khoản 4 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì: công chức hiện nay vẫn được quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ các trường hợp thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Công viên chức được nhận hay chuyển nhượng vốn góp, mua cổ phần không?

Công chức nếu không thuộc trường hợp tại Điều 37 của Luật phòng, chống tham nhũng sẽ được mua cổ phần hay nhận chuyển nhượng vốn góp trong các công ty, doanh nghiệp nhưng không được tham gia quản lý hay điều hành kinh doanh.

Góp vốn cho doanh nghiệp
Góp vốn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có công viên chức góp vốn thành lập trái quy định bị xử lý thế nào?

Phòng đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký công ty nếu ghi nhận việc thay đổi thành viên, cổ đông hay thay đổi người quản lý công ty là công chức, viên chức trái với quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp 2020 khi phát hiện có sai phạm thì sẽ có quyền: Hủy bỏ hiệu lực hay thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp, đồng thời kiến nghị phòng thanh tra tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị doanh nghiệp sai phạm.

Do công chức, viên chức không được đăng ký thành lập doanh nghiệp nên Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được đánh giá là hồ sơ khai báo gian dối. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đã cấp sẽ được coi là hành vi hành chính trái luật nên sẽ bị hủy bỏ hoặc thu hồi. Từ đó những giao dịch dân sự, các hợp đồng kinh tế mà công ty đã giao kết tính đến thời điểm bị phát hiện sai phạm này sẽ căn cứ theo các quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 để thực hiện giải quyết theo căn cứ chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng hoặc tuyên bố vô hiệu.

Trên đây là các quy định pháp luật liên quan để trả lời câu hỏi công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp hay không? Nếu các bạn còn câu hỏi nào chưa rõ hoặc cần tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Sen Việt, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay, rút ngắn thời gian đưa doanh nghiệp vào hoạt động ngay nhé.

 

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X