CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Kế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen ViệtKế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen ViệtKế Toán Sen Việt | Dịch Vụ Kế Toán Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
taxsenviet@gmail.com
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Các bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp cho các bạn sinh viên

Bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp
Giới thiệu bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp và cách xử lý cũng như những kiến thức cần nắm vững để làm tốt các bài dạng này.

Các tình huống thường gặp về thành lập doanh nghiệp

Hiện nay các dạng bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp thường xoay quanh các vấn đề như:
  • Đối tượng nào có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp
  • Việc góp vốn mở công ty và định giá các tài sản góp vốn doanh nghiệp hợp lệ hay không?
  • Phạm vi thẩm quyền, các trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên, các hội đồng thành viên hay ban kiểm soát của Công ty cổ phần, Công ty TNHH như thế nào?
  • Cách xử lý các tình huống thành viên không đóng góp đủ phần vốn góp hay muốn mua lại phần vốn góp
Bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp
Bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp

Kiến thức cần nắm để làm bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp

Dạng bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp tất nhiên các bạn sẽ cần sử dụng đến Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên do phạm vi của Luật doanh nghiệp cực kỳ rộng nên khó để ghi nhớ hết. Các bạn lưu ý học và ghi nhớ các nội dung chính đối với mỗi loại hình doanh nghiệp riêng: (1) Quy định về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp và định giá tài sản góp vốn (2) Quy định về việc chuyển nhượng phần vốn góp doanh nghiệp (3) Thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm của Thành viên/GĐ Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông/ Chủ tịch hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị (4) Điều kiện và thể thức để tiến hành họp Hội đồng thành viên Đại hội đồng cổ đông Không cần học thuộc hết nhưng chúng ta sẽ cần nhớ một số căn cứ luật quan trọng để trích dẫn hay xử lý tình huống trong bài thi:

Quy định về Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Điều 52. Mua lại phần vốn góp Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt Điều 56. Hội đồng thành viên Điều 57. Chủ tịch Hội đồng thành viên Điều 58. Triệu tập họp Hội đồng thành viên Điều 59. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên Điều 61. Biên bản họp Hội đồng thành viên Điều 64. Giám đốc, Tổng giám đốc Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận Điều 71. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác
Quy định thành lập doanh nghiệp
Quy định thành lập doanh nghiệp

Quy định về Công ty cổ phần

Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông Điều 135. Đại hội đồng cổ đông Điều 136. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông Điều 139. Mời họp Đại hội đồng cổ đông Điều 141. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông Điều 142. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông Điều 143. Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Điều 149. Hội đồng quản trị Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị Điều 153. Cuộc họp Hội đồng quản trị Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận Điều 165. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát

Các bước xử lý bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp

Sau khi đọc kỹ tình huống đề bài tập thành lập doanh nghiệp, các bạn hãy.
  • Đưa ra các giả sử cần thiết nếu thấy đề bài không cho thông tin
  • Xác định và Nêu ra cơ sở pháp lý mà mình cần áp dụng
  • Đưa ra kết luận trả lời
Như vậy: 1 câu trả lời cho bài tập dạng này cần có 3 phần: Giả sử (nếu có) + Cơ sở pháp lý áp dụng + Kết luận.
Xử lý bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp
Xử lý bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp

Ví dụ về bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp.

Công ty TNHH P (chuyên kinh doanh các mặt hàng điện lạnh dân dụng) gồm 5 thành viên có trụ sở tại thị xã H tỉnh X đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2012. Theo điều lệ công ty, Quân là chủ tịch hội đồng thành viên, Bình là giám đốc công ty. Sau khi công ty hoạt động được 1 năm, Quân tặng 50% phần vốn góp của mình tại công ty cho Minh là con nuôi của Quân và ghi tên Minh vào danh sách thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn P mà chưa được sự chấp thuận của hội đồng thành viên. Câu hỏi: 1. Tư cách thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn P của Minh có hợp pháp không? Vì sao? 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn P dự định bán 50 chiếc tủ lạnh nhãn hiệu Toshiba cho Doanh nghiệp tư nhân M, mà chủ Doanh nghiệp tư nhân này là con đẻ của Bình. Hãy tư vấn cho Công ty trách nhiệm hữu hạn P thủ tục giao kết hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân M để hợp đồng không bị vô hiệu.

Giải đáp bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp

1. Tư cách thành viên của Công ty TNHH P có hợp pháp không? Theo quy định đưa ra tại Khoản 5, Điều 54, Luật Doanh nghiệp 2014: Thành viên có quyên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của minh tại công ty cho người khác. Tuy nhiên nếu người được phần vốn góp tặng không phải là vợ, chồng, cha, mẹ, con hay người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba theo quy định thì chỉ trở thành thành viên của công ty P khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong tình huống này thì Minh là con của Quân nên tất nhiên sẽ có tư cách thành viên của Công ty TNHH P mà không cần Hội đồng thành viên chấp thuận. Do đó, tư cách thành viên Công ty TNHH P của Minh được xem là hợp pháp. 2. Thủ tục giao kết hợp đồng như thế nào để không bị vô hiệu Theo quy định Điều 67- Luật doanh nghiệp 2014 như sau: Hợp đồng, giao dịch giữa bên công ty P với công ty M của con Ông Bình (giám đốc) sẽ cần phải có sự chấp thuận của bên Hội đồng thành viên. Do đó để Hợp đồng giao dịch này không bị vô hiệu thì yêu cần tuân thủ trình tự sau:
  • Ông Bình phải gửi bản dự thảo hợp đồng hay thông báo nội dung của giao dịch cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về những đối tượng có liên quan đến hợp đồng.
  • Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận ký hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được thông báo;
  • Hợp đồng, giao dịch sẽ được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Ông Binh không được tính vào việc biểu quyết.
Vậy là Sen Việt đã hướng dẫn xong cho các bạn về các dạng bài tập tình huống về thành lập doanh nghiệp thường gặp trong đề thi môn Luật. Các bạn theo dõi nhé!

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X