CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

Ai có quyền được thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất?

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Không phải ai muốn thành lập doanh nghiệp cũng được, những ai có quyền thành lập doanh nghiệp sẽ được quy định rõ với các chủ thể là cá nhân hay các tổ chức. Trong bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết khái niệm thành lập doanh nghiệp và các câu hỏi có liên quan sẽ được Sen Vàng giải đáp cụ thể.

Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hay đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Hiện nay các doanh nghiệp phần lớn đều sản xuất và kinh doanh hay cung cấp các dịch vụ cho khách hàng để sinh lời. Các doanh nghiệp này được xem là tổ chức kinh tế vi lợi. Bên cạnh đó cũng tồn tại những doanh nghiệp được tạo ra và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp đã được quy định rõ ràng tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14/ chỉ trừ các đối tượng bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều 17. Dưới đây là các thông tin chi tiết về chủ thể thành lập doanh nghiệp đối với cá nhân và tổ chức.

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Chủ thể thành lập là cá nhân

Với các công dân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật được phép thành lập doanh nghiệp. Cụ thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, là người Việt Nam hay người nước ngoài thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp. Miễn các cá nhân này không thuộc các trường hợp bị cấm trong quy định. Chủ thể thành lập là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định để đảm bảo họ có thể chịu trách nhiệm với doanh nghiệp mà mình thành lập.

Trường hợp cá nhân thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là người nước ngoài thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Chủ thể thành lập là tổ chức

Chủ thể thành lập công ty là tổ chức thì tổ chức đấy phải có tư cách pháp nhân. Đồng thời, chủ thể này chỉ có thể đầu tư vốn thành lập công ty khi có tài sản độc lập và có khả năng để chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều có được quyền thành lập doanh nghiệp mà không cần phân biệt về nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính theo nội dung quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Mỗi cá nhân được phép thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?

Căn cứ nội dung Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 đa quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

Các câu hỏi thường gặp về đối tượng thành lập doanh nghiệp

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc liên quan đến đối tượng thành lập doanh nghiệp.

Câu hỏi số 1: Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp?

Với các cá nhân đủ 18 tuổi (tính cả ngày, tháng) và đáp ứng đủ điều kiện quy định thì sẽ được thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi số 2: Sinh viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Sinh viên là các cá nhân thành niên đủ 18 tuổi nên hoàn toàn được phép thành lập doanh nghiệp, chỉ trừ các đối tượng thuộc điểm e, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Câu hỏi số 3: Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?

Theo quy định pháp luật thì người không có bằng cấp vẫn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp (chỉ trừ các trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh quy định cần bằng cấp hoặc các chứng chỉ hành nghề).

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi số 4: Học ngành gì để mở công ty?

Khi thấy có cơ hội kinh doanh, thành lập doanh nghiệp đưa về lợi nhuận là bạn có thể mở công ty, chứ không bó buộc học ngành nghề gì.

Câu hỏi số 5: Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Căn cứ quy định khoản 2 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020, thì các đối tượng sau đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Câu hỏi số 6: Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào quy định tại điểm c, khoản 2 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020, thì sĩ quan quân đội là một trong những đối tượng KHÔNG được thành lập doanh nghiệp.

Câu hỏi số 7: Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Nếu giáo viên hiện đang là viên chức giảng dạy tại trường tư thục thì được thành lập doanh nghiệp, còn nếu dạy trường công lập thì KHÔNG được phép (căn cứ quy định điểm b, khoản 2, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp)

Câu hỏi số 8: Đảng viên có được mở công ty không?\

Tùy thuộc vào vị trí đảng viên đang công tác mà sẽ được phép thành lập doanh nghiệp hay không. Nếu Đảng viên là viên chức hay cán bộ công chức thì không được mở công ty. Nếu không thuộc đối tượng trên thì có thể thành lập doanh nghiệp được.

Câu hỏi số 9: Ai không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Căn cứ theo điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì các đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  1. Các đối tượng bị cấm thành lập công ty, doanh nghiệp theo khoản 2, điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.
  2. Chủ hộ kinh doanh cá thể.
  3. Cá nhân đã thành lập hay góp vốn thành lập công ty hợp danh.

Trên đây là các nội dung chi tiết trả lời ai có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành mới nhất. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến thành lập doanh nghiệp hay cần hỗ trợ dịch vụ mở công ty, dịch vụ có liên quan đến thành lập và quản lý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Se

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X