CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TƯ VẤN DỊCH VỤ SEN VIỆT
Đại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen ViệtĐại lý thuế Sen Việt | Dịch vụ thuế Sen Việt
(Thứ 2 - Thứ 7)
Phường 6, Tp Tân An, Long An

4 loại hình doanh nghiệp phổ biến được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Chi tiết về 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: khái niệm, đặc điểm cũng như thành phần và cơ cấu tổ chức quản lý. Sau khi đã hiểu được về đặc điểm riêng của từng loại hình doanh nghiệp thì các bạn sẽ chọn được hình thức công ty phù hợp với mình hay chuyển đổi doanh nghiệp cho phù hợp.

Giới thiệu 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở nước ta hiện nay

Loại hình doanh nghiệp phổ là: tổ chức lựa chọn hình thức mà các cá nhân thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một hình thức xây dựng và phát triển khác nhau để đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp, doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp. Trong bài này chúng tôi giới thiệu cho quý bạn đọc 4 hình doanh nghiệp phổ biến sau đây:

4 loại hình doanh nghiệp
4 loại hình doanh nghiệp

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Loại hình là công ty TNHH được quy định tại Chương III của Luật Doanh nghiệp 2020. Loại hình doanh nghiệp này bao gồm: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Công ty TNHH một thành viên là 1 loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu hay chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và thực hiện nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Công ty TNHH một thành viên quy định không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp phát hành để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH một thành viên hiện nay được quyền phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các quy định pháp luật liên quan khác; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải đúng theo quy định.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn

Về cơ cấu tổ chức quản lý

  • Công ty TNHH một thành viên nếu do một tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc hoặc hội đồng thành viên.
  • Với công ty có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì phải thành lập ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, quyền, nghĩa vụ, chế độ làm việc, điều kiện, tiêu chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm, trách nhiệm của ban kiểm soát, kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
  • Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu sẽ có Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các điều khoản, khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng góp cho doanh nghiệp. Chỉ trừ trường hợp có thành viên chưa góp vốn hay chưa góp đủ phần số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi về vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của những thành viên bằng số vốn đã góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải đóng góp đủ phần vốn góp theo quy định.
  • Các thành viên chưa góp số vốn hay chưa góp đủ số vốn như đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mình đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong quãng thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi số vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp phát hành nhằm mục đích chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ được phát hành trái phiếu theo quy định Luật này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ yêu cầu phải tuân thủ quy định.

Về cơ cấu tổ chức quản lý

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên về cơ cấu có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc/tổng giám đốc.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định và công ty con của đơn vị doanh nghiệp nhà nước theo quy định phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác sẽ do công ty quyết định.

Công ty Cổ Phần

Khái niệm:

Công ty Cổ phần là các doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần được gọi là cổ phần và thành viên của đơn vị công ty là các cổ đông sở hữu một hay nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân sẽ tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn.

Đặc điểm của công ty cổ phần gồm có

  • Cổ phần: Vốn điều lệ của doanh nghiệp chia thành các phần bằng nhau.
  • Cổ đông: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trong đó, tối thiểu phải là 3 cổ đông, không giới hạn về số cổ đông tối đa.
  • Cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác nằm trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Cổ đông sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình sở hữu cho người khác
  • Công ty cổ phần phải có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
  • Công ty có quyền được phát hành cổ phần trái phiếu hay các loại chứng khoán của công ty
4 loại hình doanh nghiệp
4 loại hình doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần hoạt động theo 1 trong 2 loại mô hình sau:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát, giám đốc/tổng giám đốc. Lưu ý, trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần thì sẽ không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.
  • Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc/ Tổng giám đốc. Trong đó, ít nhất 20% thành viên HĐQT phải là các thành viên độc lập, có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Doanh Nghiệp Tư Nhân

Khái niệm

Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hoạt động của đơn vị doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép phát hành chứng khoán dưới bất cứ hình thức nào.

Mỗi cá nhân theo quy định hiện hành chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không đồng thời được là chủ hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được góp vốn thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty hợp danh, các công ty TNHH hay công ty Cổ phần.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?

  • Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ nên nguồn vốn doanh nghiệp sẽ xuất phát từ tài sản cá nhân đó.
  • Doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân vì không có sự độc lập trong quan hệ tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân. Khi doanh nghiệp hoạt động thì chủ sở hữu sẽ có quyền tăng hay giảm vốn đầu tư.
  • Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân thành lập, là người đại diện theo pháp luật và tự góp vốn nên người đó có quyền nắm giữ quản lý đối với tất cả các hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu và người đó sở hữu toàn bộ tài sản công ty bao gồm vốn và lợi nhuận, đồng nghĩa cá nhân đó phải chịu mọi rủi ro nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không diễn ra theo dự kiến. Tức là người chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ nần phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Công ty Hợp Danh

Khái niệm

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh thì đơn vị công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về quyền và nghĩa vụ với công ty;
  • Thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào vốn công ty.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh

Đặc điểm

  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh quy định sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng như có băn khoăn về các hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, vui lòng gọi ngay cho Sen Việt theo số Hotline để đ

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X