3 doanh nghiệp xã hội nổi bật, đáng chú ý tại Việt Nam

Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội

Giới thiệu 3 doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam nổi bật hiện nay và các thông tin liên quan đến mô hình doanh nghiệp xã hội. Các trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cũng như lĩnh vực hoạt động sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết ngày hôm nay của Sen Việt để quý bạn đọc tham khảo và hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này.

Các thông tin và quy định về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về các tiêu chí, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội thì chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp với mục tiêu chính không đơn thuần là tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn có mục tiêu là để giải quyết hay đóng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội hay các vấn đề môi trường.

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp xã hội là hướng tới cộng đồng và các lợi ích chung của xã hội như giúp đỡ những người yếu thế, gìn giữ các giá trị văn hóa và phát huy những giá trị độc đáo của dân tộc, mục tiêu bảo vệ môi trường,…

Doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội

Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Nghĩa vụ của các doanh nghiệp xã hội căn cứ vào quy định khoản 2 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau

  • Trường hợp doanh nghiệp xã hội nhận được các ưu đãi hỗ trợ thì phải báo cáo định kỳ hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của đơn vị doanh nghiệp mình.
  • Không được phép sử dụng những khoản tài trợ huy động để dùng cho các mục đích khác ngoài việc bù đắp chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh giải quyết các vấn đề về xã hội hay môi trường mà phía bên đơn vị đã đăng ký
  • Yêu cầu doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi lựa chọn đăng ký các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay các ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo phải duy trì đầy đủ các điều kiện đó trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ về việc đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hay công khai các thông tin về thành lập doanh nghiệp và các hoạt động cũng như việc báo cáo và thể hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.
  • Phải chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của các thông tin mà đơn vị mình kê khai trong báo cáo và các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Trường hợp phát hiện các thông tin đã kê khai hay báo cáo thiếu sự chính xác hay chưa đầy đủ thì phải bổ sung và sửa đổi kịp thời.
  • Tổ chức việc nộp thuế, công tác kế toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật
  • Yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động
  • Không được phân biệt đối xử hay xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người lao động làm việc cho doanh nghiệp.
  • Phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng nghề nghiệp
  • Thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.
  • Ngoài ra còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo quy định khoản 2 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ về các tiêu chí quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xã hội như sau

  • Chủ sở hữu hay người quản lý đơn vị doanh nghiệp xã hội sẽ được xem xét để tạo các điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận hay các chứng chỉ liên quan theo đúng quy định pháp luật.
  • Được nhận tài trợ hay huy động tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi chính phủ, những tổ chức khác trong nước và nước ngoài để bù đắp các khoản chi phí quản lý và hoạt động của đơn vị doanh nghiệp.
  • Luôn duy trì mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện hoạt động trong suốt quá trình tự lúc thành lập về sau.
  • Được phép tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh cũng như lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh theo ý muốn.
  • Chủ động lựa chọn các ngành nghề, địa bàn hoạt động và hình thức kinh doanh, tự điều chỉnh được quy mô và ngành nghề kinh doanh.
  • Tự được lựa chọn các hình thức và các phương thức huy động cũng như phân bổ, sử dụng vốn hợp lý.
  • Được tìm kiếm thị trường, tự do lựa chọn khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Có thể tuyển dụng thuê lao động hay sử dụng lao động theo đúng quy định pháp luật
  • Được kinh doanh cho lĩnh vực xuất nhập khẩu
  • Chủ động ứng dụng các công nghệ khoa học để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đẩy mạnh khả năng cạnh tranh thị trường.
  • Được định đoạt sử dụng các tài sản của doanh nghiệp
  • Có thể từ chối yêu cầu của các cơ quan tổ chức hay cá nhân về việc cung cấp những nguồn lực không theo quy định pháp luật.
  • Có thể khiếu nại hay tham gia tố tụng và các quyền khác theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Hiện nay các mô hình doanh nghiệp xã hội đã có mặt trên cả nước và lĩnh vực hoạt động nhiều nhất là nông nghiệp chiếm đến 35%. Xếp sau đó là các doanh nghiệp xã hội hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch nhà hàng khách sạn với tỷ lệ 9%, doanh nghiệp xã hội hướng trong lĩnh vực giáo dục 9% và trong ngành môi trường là 7%. Ngoài ra còn các doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, đào tạo việc làm và kỹ năng, bán lẻ, hỗ trợ kinh doanh, các ngành công nghiệp như website, thiết kế và in ấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính và các dịch vụ, chăm sóc xã hội, giao thông, văn hóa giải trí và các lĩnh vực khác….

Các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang có thuận lợi và khó khăn gì?

Hiện nay 30% các doanh nghiệp xã hội của Việt Nam đang hoạt động trong nước và 21% các doanh nghiệp đã đưa các sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Hiện nay các dự án và doanh nghiệp xã hội mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng đã được nhiều người trẻ lựa chọn khởi nghiệp.

Thuận lợi của các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

  • Mô hình doanh nghiệp xã hội của Việt Nam luôn được nhà nước và đảng ủng hộ, có nhiều chính sách đưa ra để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
  • Việt Nam là đất nước có các yếu tố văn hóa và xã hội thuận lợi cho việc ra đời và phát triển của các đơn vị doanh nghiệp xã hội. Trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt nên nhận thức tốt hơn về trách nhiệm của nhà nước và toàn thể nhân dân chung tay giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, từ đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển tốt nhất.
  • Ngoài ra cũng tồn tại một số khó khăn mà doanh nghiệp xã hội phải đối mặt:

Hiện nay pháp luật về doanh nghiệp xã hội còn nhiều bất cập nên việc thực thi còn gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn của các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

  • Phạm vi và lĩnh vực hoạt động cũng như ngành nghề của các doanh nghiệp chưa được bố trí đồng đều nên việc quản lý dân cư và giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội của nhà nước còn có nhiều khó khăn.
  • Các doanh nghiệp xã hội hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và hoạt động, khó tiếp cận các nguồn tài chính, rủi ro gặp phải còn cao và lãi suất tài chính thấp nên khó hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại.
  • Nhận thức của cộng đồng về mô hình doanh nghiệp xã hội còn hạn chế nên chưa thực sự tạo sức hút với các nhà đầu tư, khó khăn trong quá trình tổ chức và hoạt động khi cộng đồng cho hiểu hết về mô hình này.
Khó khăn doanh nghiệp xã hội
Khó khăn doanh nghiệp xã hội

3 doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam nổi bật

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc 3 đơn vị doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam nổi bật mà bạn có thể tham khảo.

Công ty TNHH Xã Hội Sắc Màu

Đây là doanh nghiệp xã hội hướng tới mục tiêu trẻ em nghèo hiếu học, tạo ra cơ hội để các em có thể học tập và phát triển bằng cách kết nối các đơn vị và cá nhân giàu lòng nhân ái chung tay hỗ trợ giáo dục các em một cách toàn diện.

Công ty CP Trang trại Nông sản Phủ Quỳ

Đây là công ty do Nguyễn Thị Lê Na và các cộng sự thành lập tạo nên mô hình trang trại cam sinh thái không sử dụng hóa chất ở nghệ An. Doanh nghiệp này hướng theo mô hình doanh nghiệp xã hội gắn liền với trách nhiệm xã hội cộng đồng và bảo vệ môi trường giúp các phụ nữ đơn thân và phụ nữ dân tộc thiểu số cùng những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn có được công việc tốt và thu nhập ổn định hơn.

Zó Project

Đây là một trong những công ty hoạt động theo lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề làm giấy thủ công theo hướng phát triển bền vững. Chị Trần Hồng Nhung là người đã sáng lập ra đơn vị này bắt nguồn từ tình yêu nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa truyền thống bảo vệ, giữ gìn văn hóa khi thực trạng nghề làm giấy gió đang giật biến mất. Đồng thời tạo ra công việc cho các cộng đồng thiểu số giúp những người phụ nữ dân tộc có thêm thu nhập.

Cho bài viết này chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về các thông tin doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam về các khía cạnh hoạt động cũng như đánh giá thuận lợi và khó khăn khi phát triển. Nếu bạn có dự tính thành lập doanh nghiệp xã hội mà vẫn đang còn các thắc mắc thì hãy liên hệ với Sen Việt để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé.

Leave A Comment

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp. Bạn có thể hủy đăng kí bất kì lúc nào
No, thanks
Đăng ký nhận bản tin
X